Tư vấn hướng dẫn vận hành hệ thống chiller
Tuổi thọ và năng suất làm việc của Chiller được chi phối bởi nhiều yếu tố từ chế tạo, lắp đặt, vận hành đến bảo trì, bảo dưỡng mỗi khâu sẽ có một tầm ảnh hưởng nhất định đến chiller. Tuy nhiên có thể nói quá trình vận hành có ảnh hưởng đến Chiller nhiều nhất.
Một quy trình vận hành đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cũng như tuổi thọ cho chiller, ngược lại nếu vận hành không đúng có thể sẽ gây ra hậu quả rất lớn đến hệ thống , đến toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy. Do đó để chiller hoạt động ổn định cần tuân theo các bước sau:
* Đối với chiller nước giải nhiệt
- Trước khi đưa cụm máy chiller vào vận hành thì công việc đầu tiên cũng quan trọng không kém đó là việc chọn nơi lắp đặt chiller nếu chúng ta chọn nơi lắp đặt không phù hợp thì dù có vận hành tốt đến đâu thì chiller hoạt động sẽ không đạt hiệu suất như mong muốn , đồng thời cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
- Chọn lựa những nơi có mặt đất cứng rắn kiên cố có thể chịu được trọng lượng vận hành của cụm máy không dễ ảnh hưởng bởi tiếng ồn và độ rung của máy.
- Không được lắp ngoài trời những nơi dễ bị mưa tạt, gió thổi mạnh, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc nơi có nguồn bức xạ trực tiếp đối với máy.
- Đặt ở những nơi có lượng bụi và cát ít, thông thoáng nhiệt độ môi trường ổn định từ 0oc – 40oc
- Đặt nơi gần nguồn điện thuận tiện cho việc thi công.
- Đặt chiller phải thuận tiện cho việc bảo trì, sửa chữa.
- Sau khi lắp đặt xong ta tiến hành vận hành hệ thống chiller. Công việc vận hành yêu cầu cần phải có người chuyên trách, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực chiller, phải nắm rõ quy trình và thao tác an toàn khi sử dụng cũng như có thể xử lý được một số sự cố khi máy hoạt đông.
* Công việc kiểm tra trước khi vận hành
Việc kiểm tra trước vận hành cũng rất quan trọng nhằm loại bỏ những yếu tố có thể làm gián đoạn khi hệ thống hoạt động do đó trước khi hệ thống vận hành cần phải kiểm tra cẩn thận.
– Đối với máy nén.
Kiểm tra xem đấu điện cho máy nén đã đúng chưa, kiểm tra hệ thốn đường ống dẫn môi chất trong quá trình vận chuyển có bị biến dạng gì không, kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn thông qua mắt dầu,…
– Đối với hệ thống nước giải nhiệt.
Kiểm tra xem cách kết nối đường ống nước đã đúng chưa, kiểm tra xem hệ thống nước giải nhiệt có lắp các thiết bị bảo vệ không ( áp kế, van an toàn,… ) kiểm tra xem lưu lượng nước giải nhiệt có đủ hay không,kiểm tra xem van cấp nước bổ sung đã mở hết chưa,vị trí các van đã ở đúng vị trí chưa, tháp giải nhiệt có hoạt động không, kiểm tra quạt tháp giải nhiệt có qua đúng chiều hay không,…
– Đối với hệ thống nước lạnh.
Kiểm tra xem việc kết nối đường ống đã đúng chưa, kiểm tra xem các van trên hệ thống đã đặt đúng vị trí chưa, kiểm tra các thiết bị an toàn trong hệ thống ( áp kế, van an toàn, van tự động xả khí),…
– Đối với hệ thống điện.
Kiểm tra 1 lần nữa việc kết nối điện đã chính xác chưa, các thiết bị bảo vệ ( công tắc bảo vệ áp suất, công tắc chống đông, công tắc nhiệt độ) đã đấu đúng, kiểm tra điện áp có ổn định không.
– Đối với chiller giải nhiệt gió.
Về cơ bản các bước vận hành giống chiller nước giải nhiệt, tuy nhiên phần lắp đặt phải tuân theo một số tiêu chuẩn khác.
- Dàn coil giải nhiệt và quạt của máy không được có dị vật cản trở.
- Khi định vị máy nên chú ý hướng thổi của không khí,phần ra vào gió của bộ phận giải nhiệt tốt nhất nên theo chiều hướng gió thổi của không khí.
- Dàn coil giải nhiệt của máy tránh xa môi trường có khí nóng lưu chuyển,nếu cùng một khu vực đặc nhiều máy thì khí nóng thải ratuwf máy không được cùng hướng với dàn coil.
- Khi đặt máy ở khu vực ban công thì nên tránh những bức tường che chắn bộ phận giải nhiệt của máy, đồng thời hướng thổi của máy không được có mái hiên che. nếu có hiên che dễ làm không khí loạn lưu, làm giảm đi hiệu quả giải nhiệt.
- Cụm máy theo quy cách chuẩn không được đặt ngay khu vực có PH quá cao lưu chuyển, tuyệt đối không được đặt ở những nơi có nguồn suối nóng.
- Không được đặt ở những nơi có nhiệt độ 430C trở lên.
- Máy phải được lắp đặt chắc chắn trên bệ máy.